Dũng cảm “làm phiền” người khác: là cả một nghệ thuật

Dũng cảm làm phiền người khác cũng là một loại trí tuệ, đây là sự khởi đầu cho việc hợp tác giữa hai bên cũng là năng lực để giải quyết vấn đề. Nhờ người khác giúp đỡ có bị từ chối hay không? Các nhà khoa học xã hội cho rằng, những người càng giàu càng thích giúp đỡ người khác. Người giàu giỏi trong việc hợp tác, và thích giúp đỡ người khác, vì chưa biết chừng một ngày nào đó bạn có cơ hội nhờ đến đối phương.

Nhiều người cảm thấy ngại ngần, thậm chí mất mặt khi nhờ vả người khác, đây là biểu hiện của việc không có năng lực. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu sâu về trạng thái tâm lý con người, chúng ta sẽ nhận ra, khi bạn đi làm phiền người khác, bạn đang mang đến “thể diện” cho họ: bạn khẳng định năng lực của họ, bằng lòng tin tưởng họ sẽ giúp đỡ bạn, đây là sự khẳng định giá trị con người. Nếu công việc thành công, đối phương sẽ cảm thấy vô cùng tự hào, đồng thời chứng minh được năng lực của anh ta.

Sống theo tư duy “tôi không làm phiền ai, đừng ai làm phiền tôi” có thể giảm bớt biết bao “phiền phức. Tuy nhiên, quan điểm này thường cô lập bản thân, rất khó giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt. Thực tế, ít mang đến phiền phức cho người khác thực sự là một phẩm chất tốt nhưng tìm kiếm sự giúp đỡ của người người một cách đúng mực cũng là một hình thức ứng xử khôn khéo.

Rồi bạn sẽ nhận ra, ngại ngùng khi làm phiền người khác không phải một đức tính tốt, lẩn trốn trong thế giới của bản thân đánh mất liên hệ với thế giới bên ngoài. Mối quan hệ tốt bắt đầu từ chuyện “làm phiền”.

Sống ở đời, không thể lúc nào cũng đơn phương độc mã. Biết cách làm phiền người khác là một biểu hiện của EQ cao, cũng là một hình thức khiến đôi bên cảm nhận được sự ấm áp, cảm nhận được giá trị của nhau. Mong tất cả chúng ta đều học được cách mở lòng và nhờ vả người khác một cách đúng đắn.