Phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức và sự dằn vặt của một nhà khoa học đạt giải Nobel

Từ một nhà khoa học đạt giải Nobel bác bỏ hoàn toàn đức tin Công giáo và không chắc là có Chúa, một phép lạ của Đức Mẹ Lộ Đức đã làm ông dằn vặt
phep la duc me lo duc

Phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức đã làm cho một nhà khoa học đạt giải Nobel từ bác bỏ hoàn toàn đức tin Công giáo và không chắc là có Chúa thật trở nên dằn vặt…

Một nhà khoa học lừng danh đạt giải Nobel đầy hoài nghi

Alexis Carrel (1873 – 1944) là nhà giải phẫu và sinh vật học người Pháp đã được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1912 cho công trình tiên phong trong các kỹ thuật khâu mạch máu. Ông đã phát minh ra bơm tiêm truyền máu (perfusion pump) đầu tiên cùng với Charles Lindbergh mở đường cho việc cấy ghép cơ quan, đặt nền móng cho việc hình thành tim nhân tạo sau này. Ông là tác giả quyển sách nổi tiếng với tựa đề “Hành trình tới Lộ Đức” (Levoyage de Lourdes), chia sẻ trải nghiệm bản thân khi chứng kiến phép lạ chữa lành kỳ diệu tới mức khó có thể tin được : Link sách : https://www.amazon.com/Voyage-Lourdes…/dp/B07J56ZJ82

Alexis Carrel sinh ra trong một gia đình Công giáo ở thị trấn nhỏ nước Pháp vào năm 1873. Ông đi lễ đều đặn và theo học ở trường của các cha dòng Tên. Nhưng khi học đại học, ông lại trở thành một người theo thuyết bất khả tri. Ông bác bỏ hoàn toàn đức tin Công giáo và không chắc là có Chúa thật hay không. Nhưng, ông đã không ở mãi trong tình trạng này. Một phép lạ ở Lộ Đức đã giúp ông trở lại. Là một người theo thuyết bất khả tri, Carrel học sinh học và dược học, rồi về sau trở thành một nhà khoa học danh tiếng. Ông đã phát triển một phương thức cho phép nội tạng sống được bên ngoài cơ thể, một bước tiến lớn trong ngành cấy ghép nội tạng, và ông đã phát triển các kỹ thuật mới trong việc sát trùng vết thương bằng dung dịch Dakin thay cho thuốc kháng sinh. Và quan trọng nhất, ông đã sáng chế ra các kỹ thuật khâu nối các mạch máu lớn, và sáng chế này đã giúp ông đoạt giải Nobel 1912.Đây là lý do vì sao mà ý kiến của ông về các phép lạ tại Lộ Đức được người ta tin cậy.

Phep la Duc Me

Dù cho những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức là từ năm 1858, nhưng trong thế kỷ XX, và cả ngày nay, vẫn có rất nhiều người nhận rằng mình được chữa trị nhờ nước tại đây. Dù cho con số các ca nhận là được chữa lành rất lớn, nhưng cơ quan y tế Pháp vẫn cương quyết phủ nhận khả năng hiện tượng siêu nhiên.Bản thân Carrel cũng rất hoài nghi về việc này.

Biến cố phép lạ của Đức Mẹ Lộ Đức làm ông thay đổi

Cho đến khi, ông gặp một cô gái tên Marie Baily. Năm 1902, khi ông đang trên tàu hỏa đến Lộ Đức cùng với một bác sỹ bạn, để xem xét chứng kích động của ông, thì vô tình đi gặp Bailly, cô gái đang mắc bệnh viêm lao màng bụng. Đây là bệnh chết người. Cô đã gần như mất ý thức, và bụng thì phình ra. Carrel muốn tiêm cho cô một liều morphine để giảm đau, nhưng cũng nói với cô rằng ông không nghĩ cô sẽ qua khỏi trước khi đến Lộ Đức. Các bác sỹ khác trên tàu cũng cùng chẩn đoán như vậy.

Khi đến nơi, bạn bè đưa cô Bailly đến suối nước, và đổ 3 chén nước Lộ Đức lên cô. Mỗi chén nước đổ lên, cô cảm thấy cơn đau thoát ra khỏi cơ thể mình. Và với sự kinh ngạc của các bác sỹ đang hiện diện ở đó, bụng của cô xẹp xuống trở lại kích thước bình thường ngay lập tức, và mạch của cô cũng vậy.Tối hôm đó, cô đã khá khỏe để có thể ăn uống được bình thường.Suy tính kiểu khoa học gia trong Carrel không biết tất cả những chuyện này là gì.

Ông phải thừa nhận rằng mọi thứ ông biết về y học chỉ là thừa nhận rằng việc cô Bailly được chữa lành thực sự là một phép lạ. Nhưng ông biết rằng công khai xác nhận mình đã chứng kiến một phép lạ sẽ hủy hoại sự nghiệp của ông. Vậy nên ông im lặng hoàn toàn về chuyện này. Ông còn không muốn ai biết mình đã đến Lộ Đức.

SONY DSC

Tuy nhiên, việc chữa lành của cô Bailly nhanh chóng lan khắp nước. Các bài báo cho biết ông Carrel cũng có hiện diện ở đó nhưng không cho rằng đó là một phép lạ. Nhưng thấy vẫn còn chưa rõ, ông đã đăng một bài. Trong đó, ông trách các tín hữu thường quá vội vã tuyên bố một chuyện bất thường là phép lạ, nhưng ông cũng chỉ trích các tổ chức y khoa vì loại trừ khả năng có phép lạ. Và ông nói rằng Bailly có lẽ đã được chữa lành nhờ phép lạ.

Đây là một vụ tai tiếng lớn. Làm sao một người dấn thân sâu trong khoa học và đã đạt nhiều thành tựu y học như ông Carrel lại có thể nói rằng việc chữa lành cho cô Bailly có lẽ là một phép lạ của Đức Mẹ. Sự nghiệp của ông ở nước Pháp thế là tiêu tan. Ông không còn được làm việc trong các bệnh viện Pháp nữa, nên đã đến Canada, và cuối là đến Hoa Kỳ. Ông gia nhập Viện Nghiên cứu Y khoa Rockefeller ở New York, và dành hết phần sự nghiệp còn lại ở đây.

Còn Marie Bailly thì vào một tu viện. Vậy thì việc ông tin chắc rằng cô gái này được chữa lành có lẽ là nhờ phép lạ, có ý nghĩa gì cho ông về đường thiêng liêng? Ông đã không biết chính xác mình phải làm gì, bởi nếu thừa nhận hoàn toàn với bản thân rằng mình đã chứng kiến một phép lạ tại Lộ Đức, thì có nghĩa là ông phải suy nghĩ lại về niềm tin tôn giáo của mình. Phải mất 25 năm, ông mới xác định được chuyện này, cả về đầu óc lẫn trái tim.

Năm 1939, ông quyết định gặp một linh mục Công giáo để nghiêm túc xem xét chuyện trở lại với Giáo hội. Hai người làm bạn với nhau, khoa học gia và linh mục, và 3 năm sau, ông tuyên bố, “Tôi tin Thiên Chúa hiện hữu, tôi tin vào sự bất tử của linh hồn, vào Mặc khải và tất cả những gì Giáo hội Công giáo dạy.”

Và chỉ 2 năm sau đó, ông qua đời. Nhưng là qua đời sau khi được lãnh nhận các Bí tích trên giường hấp hối.